Giỏ hàng

Tháng cô hồn là tháng mấy? Phân biệt lễ cúng Vu Lan và cúng cô hồn

Từ xa xưa đến nay, tháng cô hồn hay còn được gọi là tháng của ma quỷ. Cách gọi này đã có từ lâu đời, bây giờ vẫn được sử dụng phổ biến nhưng ít người hiểu hết được ý nghĩa và nguồn gốc của nó cũng như tháng cô hồn là tháng mấy trong năm 2023. Vậy nên hãy cùng Royal Gift tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.

Mọi người thường truyền tai nhau kiêng kỵ xây nhà, xuất hành hay tổ chức đám cưới vào tháng cô hồn vì sẽ gặp nhiều điều không may mắn. Thế nhưng, không phải ai cũng biết thời gian chính xác của tháng cô hồn.

Tháng cô hồn là tháng mấy?

Tháng 7 âm lịch hàng năm được gọi là “tháng cô hồn” hay tháng “mở cửa mả”. Dân gian quan niệm đây là tháng của ma quỷ. Đặc biệt, ngày rằm tháng bảy là ngày “xá tội vong nhân” – ngày Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về dương thế. Đó cũng chính là ngày “âm khí xung thiên”. Theo tục lệ dân gian, người trần gian phải chuẩn bị lễ vật cúng cô hồn để chúng không quấy nhiễu cuộc sống thường ngày.

Mâm cúng tháng cô hồn phải có cháo, gạo, muối cho quỷ đói để chúng không phá nhiễu cuộc sống dương gian

Cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt Nam. Người Việt cổ tin rằng, con người gồm hai phần: phần hồn và phần xác. Khi con người mất đi, phần hồn còn tồn tại. Tùy theo việc thiện, ác mỗi người làm khi sống mà quyết định khi mất, họ sẽ được đầu thai kiếp khác hay bị đày xuống địa ngục, thậm chí lang thang quấy rối người thường. Cúng cô hồn cũng vì vậy mà xuất hiện.

Bên cạnh đó, tháng 7 Âm lịch hàng năm còn có ngày lễ Vu lan. Lễ Vu lan hay còn gọi là Lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Theo sự tích Phật giáo, Bồ tát Mục Kiền Liên đã cứu mẹ ra khỏi kiếp quỷ đói. Chính từ truyền thuyết này mà ngày lễ Vu Lan cũng được sinh ra, trở thành ngày để tưởng nhớ công ơn sinh thành, giáo dưỡng của cha mẹ cùng những quà vàng giàu ý nghĩa.

Tháng cô hồn năm 2023 là tháng mấy dương lịch?

Tháng cô hồn là tháng 7 âm lịch. Như vậy, tháng cô hồn năm 2023 tính theo dương lịch là từ ngày 16/8 (tức 1/7 âm lịch) đến hết ngày 14/9 (tức 30/7 âm lịch).  Ngày Rằm tháng bảy trong năm 2023 rơi vào thứ 4, ngày 30/8 dương lịch.

Nguồn gốc và ý nghĩa cúng cô hồn tháng 7

Từ ngày xưa, người Việt luôn quan niệm mỗi con người có hai phần, là phần hồn và phần xác. Phụ thuộc vào người đó khi còn sống và những việc đã làm.  Đến khi mất đi, phần hồn vẫn tồn tại và tách khỏi phần xác, sẽ được đầu thai hay xuống địa ngục, hoặc tệ hơn là trở thành quỷ đói lang thang quấy rối người thường. Và từ đó việc cúng cô hồn xuất hiện.

Việc cúng cô hồn vào tháng 7 âm, không những tránh bị quấy phá, mà còn là hành động làm phúc, giúp những cô hồn lang thang có một ngày được no nê. Đây cũng là ý nghĩa tính nhân văn sâu sắc trong văn hóa Việt. Con người dù đã gây ra tội lỗi gì thì trong quá trình chịu sự quả báo, cũng có ít nhất được một ngày xá tội.

Theo Đạo giáo, phong tục cúng cô hồn bắt nguồn từ truyền thuyết Trung Hoa. Quan niệm dân gian cho rằng bắt đầu từ mùng 2/7 âm lịch, Diêm Vương ra lệnh mở Quỷ Môn Quan để cho ma quỷ, cô hồn được phép trở lại dương gian và đến rằm thì phải quay về vì cửa địa ngục sẽ đóng lại. Do đó, vào tháng 7 Âm lịch, trên dương thế có nhiều ngạ quỷ nên phải cúng cháo, gạo, muối để chúng không quấy nhiễu cuộc sống bình thường. Hàng năm, người Việt cúng cô hồn kéo dài một tháng. Các công việc quan trọng như cưới hỏi, khởi công xây dựng, đi xa,…đều tránh tháng 7.

Sự khác nhau cúng Vu Lan và lễ cúng cô hồn rằm tháng bảy

Theo truyền thống văn hoá Việt Nam và một số nước Châu Á, tháng 7 âm lịch là tháng khá nhộn nhịp vì có nhiều ngày lễ. Trong đó có Lễ Vu Lan và cúng cô hồn cùng diễn ra vào Rằm tháng Bảy. Rất nhiều người nghĩ hai lễ này giống nhau. Tuy nhiên, thực tế đây là hai lễ cúng khác nhau cả về ý nghĩa lẫn hình thức tổ chức.

Lễ Vu Lan là ngày kính hiếu cha mẹ và tổ tiên

Theo nguồn gốc ra đời, lễ Vu Lan gắn liền với tích đạo hiếu của Bồ Tác Mục Kiền Liên. Xuất phát từ mong muốn cứu mẹ thoát khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói), Mục Kiền Liên đã dùng mọi phép thần thông của mình nhưng đều không được. 

Sau khi cầu xin và làm theo lời truyền của Phật tổ, Mục Kiền Liên đã làm mâm lễ cúng đúng ngày rằm tháng 7. Cuối cùng, mẹ của Mục Kiền Liên đã thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Từ câu chuyện này, Phật cũng dạy luôn chúng sinh ai muốn báo hiếu cha mẹ thì nên làm theo cách này.

Lễ Vu Lan là một ngày lễ để những người con bày tỏ tấm lòng thảo kính đối với cha mẹ còn sống cũng như đã qua đời

Theo ông Lê Tân Việt - đại diện thương hiệu Royal Gift chia sẻ: Xét về mặt ý nghĩa, lễ Vu Lan thực sự là một nét văn hoá đậm chất nhân văn và đóng vai trò quan trọng khi nó trở thành mối dây gắn kết tình cảm gia đình, giữa cha mẹ và con cái. Đây là một phong tục phù hợp với truyền thống đạo đức thờ cha kính mẹ của người Việt”.

Lễ cúng cô hồn với ý nghĩa bố thí làm phúc

Theo truyền thống tín ngưỡng dân gian, người Việt tin rằng con người có hai phần gồm hồn và xác. Khi qua đời, hồn lìa khỏi xác, thân xác được chôn cất hoặc hỏa táng và dần dần phân hủy. Nhưng phần hồn vẫn còn tiếp tục tồn tại, trong đó, có những vong hồn vì nhiều lý do mà không thể đi về cõi thuộc về, vương vấn trần thế, mang kiếp quỷ đói, lang thang quấy rối người sống.

Bởi thế mới có lễ cúng cô hồn, cúng thí thực (tặng thức ăn), mang ý nghĩa nhân đạo, để “cứu giúp” những vong hồn khốn khổ, bơ vơ, không được ai thờ cúng. Cũng theo truyền thuyết dân gian, từ mùng 2/7 Âm lịch, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan để ma quỷ trở lại cõi trần và đến rằm thì cửa địa ngục đóng lại,  tất cả phải trở về. Theo đó, các gia đình thường cúng cô hồn từ ngày mùng 2 đến hết ngày 14/7 âm lịch. 

Điểm khác biệt trong hình thức thể hiện hai mâm cúng

“Tuy cùng ngày, nhưng theo thứ tự cúng bái, lễ cúng cô hồn chỉ được diễn ra sau khi đã thực hiện các nghi thức cúng rằm, cúng Phật và cúng gia tiên. Xuất phát từ hai ý nghĩa khác nhau, chính vì vậy, mâm cúng giữa hai lễ này cũng khác nhau”, ông Việt cho biết.

Trong mâm cúng lễ Vu Lan, thường đòi hỏi sự cầu kỳ, chỉn chu hơn và đầy đủ những lễ vật theo truyền thống, có thể là một mâm cơm chay hoặc mặn tuỳ hoàn cảnh và căn cơ người đang sống. Bên cạnh đó, mâm cúng gia tiên phải có tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy như: quần áo, giày dép, nhà cửa, xe hơi, các vật dụng trang sức…

ự khác nhau giữa lễ cúng Vu Lan và lễ cúng cô hồn rằm tháng bảy

Về mặt ý nghĩa và hình thức, mâm cúng bàn thờ tổ tiên lễ Vu Lan mang sự trang trọng, chu đáo và lòng thành tâm hướng về ông bà

Trong khi đó, mâm cúng cô hồn với ý nghĩa làm phúc, bố thí thì lễ vật cúng sẽ đơn giản hơn, không quá cầu kỳ như mâm cũng gia tiên. Thông thường, mâm cúng cô hồn sẽ có: hương, hoa đèn, xôi chè, kẹo bánh, bỏng ngô, cóc ổi mía ghim, vàng mã tiền giấy.

Nghi thức phong tục cúng lễ mang nhiều nét khác biệt

Ngoài mâm cúng, trong nghi thức lễ Vu Lan, nhiều người thường đi viếng lễ chùa cầu kinh, thắp hương, hình ảnh bông hồng cài áo khiến cho ngày lễ trở nên trang trọng và mang đến nhiều cảm xúc cho người tham dự.

Còn lễ cúng cô hồn thường gắn với tục giật cô hồn. Trước kia, giật cô hồn là trò chơi của trẻ con. Nhiều người quan niệm rằng, trẻ con càng tranh giành và giật sạch mâm cúng sẽ là điều may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên, theo thời gian, mâm cúng cô hồn ngày càng xuất hiện nhiều vật phẩm có giá trị hơn, khiến cho phong tục giật cô hồn đang trở nên xấu xí và bị biến tướng nghiêm trọng.

Mâm cúng cô hồn thường đơn giản và gắn với tục giật cô hồn

Mâm cúng cô hồn thường đơn giản và gắn với tục giật cô hồn

Mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và đầy tính nhân văn nên Rằm Tháng Bảy âm lịch hàng năm luôn là dịp đặc biệt để các thành viên trong gia đình quây quần, gắn bó với nhau thông qua những phong tục truyền thống. Đặc biệt, để đón mừng ngày lễ Vu Lan, nhiều người con còn chu đáo chuẩn bị những món quà mang ý nghĩa tinh thần và thiết thực để tặng đến cha mẹ và cùng họ tận hưởng không khí đoàn viên bên mâm cơm ấm cúng.

Những điều kiêng kỵ tháng cô hồn

Trong văn hóa người Việt, tháng 7 âm lịch là tín ngưỡng dân gian liên quan đến linh hồn, quỷ đói và không may mắn. Vì vậy, mọi người tránh làm những việc quan trọng vào tháng cô hồn. Ví dụ như: Tân gia nhập trạch, tổ chức cưới, xuất hành,… Đồng thời, chú ý những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn sẽ mang lại bình an, hạnh phúc cho gia đình.

Trong các vật phẩm phong thủy cho tháng cô hồn để xua đuổi tà khí, tỳ hưu mạ vàng được coi là linh vật mang lại may mắn và tiền bạc

Bên cạnh việc cúng cô hồn và kiêng kỵ một số việc, nhiều người chọn cách sử dụng những vật phẩm phong thủy trong tháng cô hồn. Các vật phẩm phong thủy có tác dụng trấn an tinh thần, trừ tà, xua đuổi ma quỷ và mang lại may mắn, tài lộc và bình an cho gia chủ.

 

 

Trịnh Liên

Xin chào các bạn, mình tên là Liên - Biên tập viên của Công ty cổ phẩn quà tặng Hoàng Gia - Royal Gift. Với sự yêu thích viết lách và tính cách tỉ mỉ, cẩn thận cùng kinh nghiệm trong tổng hợp vấn đề, hy vọng những bài viết của mình sẽ có những thông tin quan trọng, khách quan mà bạn đang tìm kiếm.