Giỏ hàng

Cách chuẩn bị mâm cúng và văn khấn lễ Tết Đoan Ngọ chi tiết nhất

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ, người Việt Nam ta thường làm mâm cơm để cúng tổ tiên và cầu mong một mùa làm ăn mới thuận hòa, may mắn.

Tết Đoan Ngọ là ngày gì?

Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Đây là một ngày Tết truyền thống dựa trên văn hóa – tín ngưỡng dân gian Phương Đông nhằm đánh dấu một giai đoạn mới mở đầu cho những điều tốt đẹp, cầu cho mùa màng bội thu, sinh nhai thuận lợi. Trong ngày Tết Đoan Ngọ người ta thường có những tục lệ khác nhau như: Tục chiết sâu bọ, Tục nhuộm móng chân – móng tay, Tục tắm nước lá mùi, Tục khảo cây lấy quả, Tục hái thuốc vào giờ Ngọ…

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ đã gắn với tín ngưỡng của cả cộng đồng, trở thành một lễ Tết truyền thống.

Năm 2023, ngày lễ Tết Đoan Ngọ rơi vào thứ năm, ngày 22/6 dương lịch (5/5 âm lịch).

=> Xem thêm: Ý nghĩa và nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ

Cách chuẩn bị mâm cúng lễ Tết Đoan Ngọ chi tiết

Ngày Tết Đoan Ngọ là một tục lệ cổ truyền đẹp và không bắt buộc mỗi gia đình phải sắm sanh, cúng bái linh đình mà tùy từng điều kiện gia đình, có thể làm mâm cỗ chay hay cỗ mặn cúng gia tiên vào ngày này. Đơn giản hơn cũng có thể hoặc dâng hương hoa, cúng trái cây tươi cũng đều được.

Cụ thể:

Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Theo truyền thống, mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ gồm các lễ vật:

- Hương, hoa, vàng mã

- Nước, rượu nếp

- Các loại hoa quả

- Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp

- Xôi, chè

Tùy theo từng vùng miền mà lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ khác nhau.

Tùy theo quan niệm của từng vùng mà lựa chọn các món sản vật dâng cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau. Tuy nhiên phải đảm bảo đủ các lễ vật chính như: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp.

Lễ vật cúng ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Bắc

Trên mâm cúng của người miền Bắc thường có trái dưa hấu đỏ, miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên Huế thì không thể thiếu chè kê và thịt vịt. Sở dĩ lại là thịt vịt mà không phải các loại thịt heo, bò, gà là vì người Việt xưa tin rằng thịt vịt mát, ăn vào sẽ làm cơ thể mát cả năm.

Mâm lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ người miền Trung

Từ Đà Nẵng vào đến Quảng Ngãi thì một số gia đình nấu xôi chè cúng lễ, nhà nào có trồng cây thì cho trẻ nhỏ vào tận vườn hái trái ăn.

Mâm lễ cúng ngày 5 tháng 5 Âm lịch của người miền Nam

Mâm cúng của người miền Nam thì không thể thiếu bánh ú tro, chè trôi nước, xôi gấc… Sau khi cúng xong, cả nhà sẽ cùng quây quần ngồi ăn.

Cúng Tết Đoan Ngọ vào lúc nào?

Theo quan niệm của người Việt xưa, Tết Đoan Ngọ nên cúng vào giờ chính Ngọ ngày mùng 5 tháng 5 (âm lịch). Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 tới 13 giờ.

Dịp Tết Đoan Ngọ là lúc tiết trời nóng bức nhất, đồng thời là lúc chuyển mùa, sâu côn trùng được dịp sinh sôi. Vì thế, người dân thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ, dâng hương để cầu tai qua, nạn khỏi và mùa màng bội thu.

Tết Đoan Ngọ cúng ở đâu trong nhà hay ngoài sân?

Thông thường, các gia đình chỉ sắm mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ trên ban thờ gia tiên. Tuy nhiên, nếu đầy đủ phải có thêm cả cỗ cúng Tết Đoan Ngọ ngoài sân, như thế mới chuẩn phong tục.

Thường, mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ ngoài trời cũng chuẩn bị đủ như mâm cỗ cúng gia tiên gồm: Hương, hoa, tiền vàng, cơm rượu nếp cái, bánh tro, chè kho....

Người ta tiến hành cúng Tết Đoan Ngọ ở cả hai nơi để cảm tạ trời đất, thần Phật, tổ tiên phù hộ cho mùa màng bội thu, cầu mong sức khỏe, tránh xa mọi bệnh tật.

Bài cúng Tết Đoan Ngọ theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

- Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày mồng 5/5 âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Nam mô A di Đà Phật!

Những chủ đề liên quan cách chuẩn bị mâm cúng và khấn lễ Tết Đoan ngọ

Tết đoan ngọ là gì

Mâm lễ cúng tết đoan ngọ

Văn khấn Tết đoan ngọ

Lễ diệt sâu bọ

Mâm cúng tết đoan ngọ chuẩn nhất

 

Nguyễn Tuyền

Xin chào các bạn, mình là Nguyễn Tuyền - Biên tập viên của Công ty cổ phần quà tặng Hoàng Gia (Royal Gift). Mình tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí, đam mê viết lách và mong muốn được chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức của mình tới bạn đọc. Hy vọng những bài viết của mình sẽ có những thông tin mà bạn đang tìm kiếm.